1. Táo bón là gì?
Táo bón là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, thống kê cho thấy có ít nhất khoảng 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm.
Táo bón là tình trạng đi tiêu không thường xuyên (<3 lần/ tuần) hoặc đi tiêu đau, khó khăn, có thể gây cảm giác khó chịu, căng thẳng cho trẻ em và gia đình. Vì vậy điều quan trọng là cần nhận biết sớm để ngăn chặn tình trạng táo bón ở trẻ em kéo dài (mãn tính).
Theo tiêu chuẩn của NICE 2010, chẩn đoán của táo bón ở trẻ em được xác định nếu có ≥ 2 tiêu chí sau:
Có <3 lần đi tiêu trọn vẹn trong tuần.
Phân to và cứng, phân dê, hoặc phân rất to, không thường xuyên, muốn làm nghẹt bồn cầu.
Cảm giác khó chịu, căng thẳng khi đi ngoài.
Phân cứng gây nứt rách và chảy máu hậu môn.
Rặn nhiều, hành vi nín giữ phân.
Đã có tiền sử táo bón trước đây.
Tiền căn hoặc hiện tại có tình trạng nứt hậu môn, tiền căn đau khi đi ngoài và chảy máu do phân cứng.
Trẻ sơ sinh
Trẻ bị táo bón sẽ có cảm giác khó chịu, căng thẳng khi đi ngoài
2. Cách trị bệnh táo bón ở trẻ em
Những biện pháp để trị bệnh táo bón cho trẻ em tại nhà:
Gia đình cần kiên nhẫn, khuyến khích, trấn an tinh thần của trẻ: tập thói quen đi cầu hằng ngày cho trẻ, thời gian toilet để khoảng 3-5 phút. Không nên la mắng, đánh đòn tạo tâm lý sợ hãi nếu trẻ không phối hợp.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: cho trẻ ăn bổ sung các loại trái cây, rau củ thường xuyên trong và giữa các bữa ăn. Giới hạn lượng sữa bò tiêu thụ mỗi ngày của trẻ. Đối với trẻ từ 18 tháng tuổi chỉ nên tiêu thụ 500ml sữa bò mỗi ngày. Uống đủ nước theo lứa tuổi của trẻ.
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn mà có triệu chứng chậm đi ngoài (vài ngày mới đi tiêu, phân vẫn mềm) thì hầu hết là bình thường, bố mẹ trẻ nên theo dõi thêm.
Đối với trẻ có tình trạng phân cứng gây đi ngoài khó, nứt rách hậu môn, cần có sự can thiệp bác sĩ, sử dụng thuốc mềm phân cho trẻ đi cầu nhiều hơn sau đó tập thói quen đi cầu. Nếu trẻ có ứ phân thì phải tiến hành tháo sổ phân ngay. Nếu không có ứ phân thì cần phải điều trị duy trì.
Khám nhi, khám trước tiêm phòng vacxin
Nếu trẻ có bất thường, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ chuyên khoa
3. Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ
Triệu chứng của táo bón kéo dài hơn 2 tuần.
Táo bón ở trẻ em có kèm theo một trong các triệu chứng sau: sốt, nôn ói, tiêu phân có máu, bụng bự lên, sụt cân, nứt hậu môn (da quanh hậu môn bị nứt) hoặc bị sa trực tràng (ruột lòi ra khỏi hậu môn).
Bé cảm giác khó chịu, căng thẳng mỗi lần đi tiêu.
Tiêu phân cứng có cục lổn nhổn hoặc là phân cứng và / hoặc phân giống như cứt dê, cùng với việc cảm thấy bụng chưa nhẹ sau khi đi tiêu.
Tiêu phân máu hoặc phân đen.
Không đi tiêu ít nhất 1 lần trong 5 ngày.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt, hạn chế bị táo bón, cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.