3 giai đoạn quan trọng cho trẻ phát triển chiều cao
– Bào thai: Mẹ ngay từ khi mang thai có chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì bé cũng được hấp thụ đầy đủ tốt hơn. Chính vì thế nên ngay từ khi sinh ra bé có thể dài trung bình 50cm, nặng 3kg.
– Dưới 3 tuổi: Trong năm đầu đời thì bé có thể tăng trung bình 25cm. Từ lúc 1 tuổi đến khi 3 tuổi thì bé có thể tăng thêm khoảng 10cm mỗi năm.
– Tiền dậy thì và dậy thì: Trong độ tuổi này thì các bé có chiều cao tăng nhanh. Nhất là ở thời điểm 1 đến 2 năm trước khi có dấu hiệu dậy thì các bé sẽ tăng nhanh chóng từ 8 – 12cm mỗi năm. Nhưng đến giai đoạn 4 – 8 tuổi thì tốc độ chiều cao tăng chậm chỉ khoảng từ 5 – 6 cm mỗi năm. Còn sau giai đoạn dậy thì thì chiều cao có dấu hiệu tăng rất chậm hoặc có dấu hiệu chững lại đánh dấu bằng việc tăng chỉ từ 1 – 2cm mỗi năm.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Một điều đáng buồn là chiều cao của người Việt Nam nằm trong top 5 nước thấp nhất thế giới. Liệu có cách nào để cải thiện được điều này không? Nhất là với những bé mới sinh thì bố mẹ cần thực hiện những điều gì để giúp trẻ cao lớn hơn. Sau đây là 3 yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển và chiều cao của trẻ.
Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho các bé rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Các ông bố bà mẹ cần biết cách cân đối cũng như cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ vào từng giai đoạn phát triển cụ thể. Nguồn dinh dưỡng hàng ngày cần khoa học, đủ năng lượng và các dưỡng chất cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Chính vì thế nên không thể thiếu được những thành phần quan trọng như đạm, sắt, canxi, kẽm, i ốt, các vitamin A, D,…
Đối với các bé thì bữa ăn nên có sự phối hợp đa dạng trên 20 thực phẩm, giàu các chất dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển toàn diện. Đến từng lứa tuổi thì bé đều cần bổ sung đầy đủ canxi qua các thực phẩm như: cá, hải sản, rạm, cua đồng, cá nhỏ nguyên xương, đậu nành, đậu hũ, tôm tép nguyên vỏ. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu được việc bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây, uống đủ nước và bổ sung thêm các loại sữa, phô mai hàng ngày.
Ngủ sớm và đủ giấc
Trong các yếu tố thì giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Theo các nghiên cứu thì trong sinh lý hormone tăng trưởng giúp tăng chiều cao được não bộ tiết ra mạnh nhất và đầy đủ nhất từ 23h đêm đến 1-2h sáng với điều kiện bé đã ngủ sâu. Thường thì giấc ngủ sâu sẽ bắt đầu từ 1 – 2 giờ sau khi ngủ. Vậy nên đối với trẻ thì nên đi ngủ trước 22h và nên ngủ trên 8 tiếng mỗi ngày. Nhất là với trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi thì các bé cần có thời gian ngủ dài hơn. Thường là nằm trong khoảng 12 – 14 tiếng mỗi ngày.
Vận động
Các ông bố bà mẹ cần cho trẻ vận động một cách hợp lý với các bài tập và thời lượng hợp với độ tuổi. Dù ở độ tuổi nào thì vận động đều có vai trò quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Bên cạnh đó còn ngăn ngừa thừa cân béo phì ở trẻ nhưng các ông bố bà mẹ lại chưa có sự quan tâm đúng đắn đối với vấn đề này.
Chú ý: Không nên cho các bé ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn nhanh, nước luộc thịt,…Theo các nghiên cứu nếu bữa ăn của trẻ không cân đối mà quá nhiều chất đạm hay thiếu chất xơ hay ăn quá mặn đều làm cho việc hấp thu canxi kém hơn. Từ đó trẻ cũng chậm phát triển chiều cao hơn. Đối với những đứa trẻ đang ở độ tuổi thanh thiếu niên cũng không nên tập tành uống rượu, bia, thuốc lá , cà phê, trà đặc vì đây đều là những thói quen xấu không có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ.